Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký dự án đầu tư, sau đó đăng ký thành lập công ty để thực hiện dự án đầu tư đó. Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid, Việt Nam hiện vẫn đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực và thế giới, với nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng cho các nhà đầu tư quốc tế. Nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng vì thế mà không ngừng tăng cao. Bài viết sau đây sẽ trình bày những thông tin quan trọng nhất liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài lập công ty tại Việt Nam.

1. Định nghĩa

  • Nhà đầu tư nước ngoài (NĐT) là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là Công ty FDI) là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông, bất kể tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài là bao nhiêu
  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký dự án đầu tư, sau đó đăng ký thành lập công ty để thực hiện dự án đầu tư đó.

2. Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài là gì?

Điều kiện thành lập công ty vốn nước ngoài là tập hợp các quy định mà nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho họ được lập công ty để kinh doanh tại Việt Nam. Luật đầu tư hiện hành quy định các điều kiện NĐT cần đáp ứng để thành lập công ty bao gồm bao gồm:

  • Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thông qua việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và/hoặc Chủ trương đầu tư (trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định)
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch theo quy định

3. Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

10 bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài đúng luật bao gồm:

  • Bước 1. Tư vấn với luật sư về các điều kiện tiếp cận thị trường Việt Nam mà NĐT cần đáp ứng cho ngành nghề dự kiến kinh doanh, kiểm tra sự thỏa mãn điều kiện của NĐT, lựa chọn các phương án đầu tư tối ưu nhất
  • Bước 2. Lựa chọn địa điểm để thực hiện dự án đầu tư phù hợp với mục tiêu dự án đầu tư và quy hoạch. Thương thảo và ký hợp đồng thuê/mượn địa điểm đó
  • Bước 3. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết theo hướng dẫn của luật sư. Lưu ý: một số tài liệu nước ngoài có thể cần phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng sang tiếng Việt thì mới hợp lệ để nộp hồ sơ.
  • Bước 4. Ký, đóng dấu (nếu cần) bộ hồ sơ Đăng ký dự án đầu tư và Đăng ký lập công ty do Công ty Luật soạn thảo
  • Bước 5. Đăng ký dự án đầu tư. Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và/hoặc Chấp thuận chủ trương đầu tư
  • Bước 6. Đăng ký thành lập công ty. Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 7. Hoàn thiện các thủ tục bắt buộc sau khi lập công ty
  • Bước 8. Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng. Góp vốn đúng thời hạn đã đăng ký
  • Bước 9. Xin các chấp thuận bổ sung/Giấy phép con/Ký quỹ/Tuyển dụng lao động (áp dụng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện)
  • Bước 10. Tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất

4. Hồ sơ thành lập có vốn đầu tư nước ngoài

4.1. Bộ hồ sơ đăng ký dự án đầu tư mới bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

4.2. Bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/cổ đông
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: (i) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; (ii) Giấy tờ pháp lý (được hợp pháp hóa lãnh sự) của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của /cổ đông là tổ chức.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

5. Tại sao tôi nên sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?

Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là việc luật sư/công ty luật tư vấn, hướng dẫn và đại diện nhà đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể đăng ký thành công công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hãy cẩn trọng với những dịch vụ giá rẻ, vì giá hiển thị ban đầu thường không phải chi phí cuối cùng mà khách hàng phải trả. Đồng thời, người cung cấp dịch vụ (thường gặp là công ty kế toán, “tư vấn viên”, “công ty tư vấn”, “chuyên gia nước ngoài”) không được đào tạo bài bản về hệ thống pháp luật phức tạp của Việt Nam, không có chuyên môn và không được hành nghề tư vấn pháp luật

Việc thuê một công ty tư vấn chuyên nghiệp như Nova Law sẽ giúp nhà đầu tư thành lập công ty có vốn nước ngoài đúng luật và nhanh chóng. Các luật sư của Nova Law sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc:

  • Tư vấn về các thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký công ty;
  • Tư vấn về điều kiện đầu tư và điều kiện kinh doanh cho từng ngành nghề cụ thể;
  • ​​​Tra cứu tên công ty và kiểm tra hồ sơ pháp lý của trụ sở;
  • Hướng dẫn các giấy tờ chuẩn bị để đăng ký công ty;
  • Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký dự án đầu tư và đăng ký thành lập công ty;
  • Đại diện nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký dự án đầu tư và đăng ký thành lập công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tư vấn về xin chấp thuận bổ sung/giấy phép con đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện…

Tham khảo dịch vụ thành lập công ty của Nova Law dưới đây

CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY

PHƯƠNG ÁN 1
$1.200
LẬP CÔNG TY DỊCH VỤ

Kết quả nhận được bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Công bố điện tử thành lập doanh nghiệp
  • Dấu tròn công ty
  • Dấu chức danh giám đốc
  • Điều lệ công ty
  • Sổ đăng ký cổ đông/thành viên
MIỄN PHÍ

+ HỒ SƠ MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

+ TƯ VẤN THỦ TỤC SAU KHI LẬP CÔNG TY

PHƯƠNG ÁN 2
$2.500
LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT

Kết quả nhận được bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Công bố điện tử thành lập doanh nghiệp
  • Dấu tròn công ty
  • Dấu chức danh giám đốc
  • Điều lệ công ty
  • Sổ đăng ký cổ đông/thành viên
MIỄN PHÍ

+ HỒ SƠ MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG

+ TƯ VẤN THỦ TỤC SAU KHI LẬP CÔNG TY

(Các phí dịch vụ nêu áp dụng tại Hà Nội. Đối với các dịch vụ tại địa phương khác, vui lòng liên hệ Nova Law để nhận báo giá)

12 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Pháp luật Việt Nam không có quy định về mức vốn tối thiểu để mở công ty vốn nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế, khi xem xét cấp phép cho một dự án đầu tư, cơ quan cấp phép vẫn xem xét tính chất cũng như số tiền cần thiết để dự án có thể triển khai để xác định mức vốn tối thiểu, ví dụ:

  • Dự án công nghệ thông tin, tư vấn quản lý: vốn tối thiểu là từ 5.000 USD đến 50.000 USD;
  • Dự án thương mại, xây dựng: vốn tối thiểu là từ 5.000 USD đến 150.000 USD (tùy địa phương)
  • Dự án sản xuất: vốn tối thiểu từ 100.000 USD

Vốn đầu tư có thể được phép góp bằng tiền, tài sản, ngoại tệ. Nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển tiền vào Việt Nam để thanh toán các chi phí trước thành lập. Sau khi đăng ký công ty xong, các chi phí đó có thể được chuyển thành vốn đầu tư, vốn vay, hoặc chuyển trả nhà đầu tư.

Ngoài ra, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mức vốn trên 3 tỷ đồng sẽ được miễn đăng ký giấy phép lao động, và có thể xin cấp thẻ tạm trú với thời hạn tối đa 10 năm

Hiện nay, chi phí để đăng ký thành lập một công ty vốn nước ngoài thường bắt đầu từ 43 triệu đồng, tùy thuộc vào địa phương và ngành nghề hoạt động của công ty. Ngoài ra, nhà đầu tư cần có chứng minh năng lực tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp để thể hiện khả năng góp đủ vốn cam kết sau khi thành lập công ty.

Hiện nay, có nhiều NĐT nước ngoài được tư vấn và lựa chọn hình thức nhờ người Việt Nam đứng tên hộ để mở công ty kinh doanh. Các lý do chủ yếu cho lựa chọn này là để tiết kiệm thời gian và chi phí mở công ty (vì thành lập công ty VN đơn giản hơn thành lập công ty vốn nước ngoài), hoặc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có điều kiện mà người nước ngoài không được làm.

Tuy nhiên, Nova Law khuyến nghị nhà đầu tư không nên sử dụng hình thức này, bởi:

  • Mặc dù công ty do người Việt Nam đứng tên nhưng chủ sở hữu thực sự, tài sản đầu tư, công sức vận hành kinh doanh là của NĐT nước ngoài. Về mặt bản chất, đây là một giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác
  • Khi có tranh chấp xảy ra giữa người Việt Nam và NĐT nước ngoài liên quan đến công ty, NĐT nước ngoài không được pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền về tài sản và quyền kiểm soát công ty của mình. Đặc biệt trong trường hợp công ty kinh doanh tốt, việc tranh chấp rất dễ xảy ra
  • Nếu công ty kinh doanh thua lỗ hoặc gây ra hậu quả pháp lý với bên thứ ba, người Việt Nam đứng tên sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp và gánh chịu các hậu quả đó.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn thành lập công ty với tỷ lệ sở hữu vốn tối đa là 100%, trừ trường hợp lĩnh vực đầu tư có quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Ví dụ, đối với hoạt động xếp dỡ container, tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50%.

Việc lựa chọn thành lập loại hình công ty nào tùy thuộc vào số lượng nhà đầu tư, nhu cầu quản trị của nhà đầu tư

Về số lượng nhà đầu tư:

  • Công ty TNHH một thành viên: nếu công ty chỉ do một cá nhân hoặc công ty làm chủ sở hữu;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: nếu công ty có từ 2 đến 50 thành viên tham gia góp vốn;
  • Công ty cổ phần: yêu cầu phải có tối thiểu 3 cổ đông góp vốn, và không có giới hạn về số lượng cổ đông công ty.

Về nhu cầu quản trị :

  • Công ty TNHH có mô hình quản trị đơn giản, phù hợp với công ty có số lượng thành viên nhỏ
  • Công ty cổ phần có mô hình quản trị nội bộ chặt chẽ, phức tạp, phù hợp với công ty có số lượng cổ đông lớn.
  • Người ĐDPL có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Công ty sau khi thành lập cần xin visa lao động và làm thủ tục xin Giấy phép lao động cho người ĐDPL nước ngoài;
  • Người ĐDPL không nhất thiết phải sở hữu vốn trong công ty, nhưng cần phải cư trú tại Việt Nam;
  • Một công ty có thể có một hoặc nhiều ĐDPL. Nội bộ công ty cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi Người ĐDPL;
  • Một cá nhân có thể làm Người ĐDPL cho một hoặc nhiều công ty.  

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

IRC Vietnam sample

Sau đây là 9 việc cần làm sau khi thành lập công ty:

  1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu. Lưu ý: công ty mới thành lập được miễn lệ phí môn bài cho năm hoạt động đầu tiên, nhưng vẫn cần nộp tờ khai thuế môn bài
  2. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
  3. Mua chữ ký số để thực hiện kê khai thuế điện tử
  4. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính
  5. Đăng ký phát hành hóa đơn
  6. Hoàn thiện việc góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty
  7. Mở mã bảo hiểm xã hội của công ty
  8. Kê khai thuế hàng quý, nộp báo cáo tài chính hàng năm
  9. Đăng ký giấy phép con trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh có điều kiện

Không. Nghĩa vụ kê khai thuế và thuế suất các loại thuế được áp dụng như nhau giữa công ty 100% vốn Việt Nam và công ty có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, hàng năm, Báo cáo tài chính của công ty vốn nước ngoài phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập (BCTC của công ty VN không bắt buộc phải kiểm toán).

Nếu thuộc diện đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có thể được hưởng ưu đãi dưới các hình thức sau:

  • Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật;
  • Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
  • Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

KHÔNG. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin và các giấy tờ cần thiết, Nova Law sẽ đại diện nhà đầu tư để làm thủ tục cấp phép, mà không cần sự hiện diện trực tiếp của nhà đầu tư tại Việt Nam

3 LÍ DO LỰA CHỌN DỊCH VỤ LẬP CÔNG TY CỦA NOVA LAW

1. LUẬT SƯ KINH NGHIỆM CHUYÊN SÂU TRỰC TIẾP TƯ VẤN

2. TƯ VẤN LUẬT CHO TOÀN BỘ VÒNG ĐỜI KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3. CHÍNH TRỰC – CẨN TRỌNG – UY TÍN

Nova Law

KHÁCH HÀNG ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO VỀ DỊCH VỤ CỦA NOVA LAW

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *