11 Thủ Tục Cần Hoàn Thành Sau Khi Thành Lập Công Ty Năm 2023

11 Thủ Tục Cần Hoàn Thành Sau Khi Thành Lập Công Ty Năm 2023

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký công ty, công ty mới thành lập lưu ý hoàn thiện đúng hạn các thủ tục bắt buộc dưới đây:

1. Treo biển hiệu công ty trước trụ sở chính

Công ty cần treo bảng hiệu tại trụ sở ngay sau khi thành lập và duy trì biển hiệu trong suốt thời gian hoạt động của công ty. Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, việc công ty không treo bảng hiệu công ty sẽ dẫn tới việc bị xử phạt từ 30 đến 50 triệu đồng, và có thể bị cơ quan thuế khóa mã số thuế.

bảng hiệu công ty
Biển hiệu công ty

2. Mở tài khoản ngân hàng 

Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam chỉ cần mở tối thiểu 01 tài khoản ngân hàng (tài khoản thanh toán).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần mở ít nhất 02 tài khoản ngân hàng:

  • Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp (Direct Investment Capital Account – DICA): là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, ví dụ góp vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
  • Tài Khoản Thanh Toán (Current Account): là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ: nộp thuế, nhận các khoản thanh toán từ khách hàng, thanh toán các chi phí của doanh nghiệp, lưu giữ tiền…

Bộ hồ sơ mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn đề nghị mở tài khoản ngân hàng (theo mẫu riêng của từng ngân hàng)
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc
  • Quyết định bổ nhiệm người phụ trách kế toán (nếu có)
  • Giấy tờ cá nhân bản sao chứng thực của giám đốc và người phụ trách kế toán
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao chứng thực
  • Điều lệ công ty
  • Các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng

Thời gian mở tài khoản ngân hàng: 1-2 ngày làm việc.

Đọc thêm: Tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp vốn nước ngoài

Tài khoản doanh nghiệp vốn nước ngoài

3. Hoàn thiện việc góp vốn điều lệ

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Lưu ý: Doanh nghiệp góp vốn đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn điều lệ qua Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp. Tài khoản chuyển tiền góp vốn phải là tài khoản của nhà đầu tư (tổ chức hoặc cá nhân). Tiền góp vốn có thể là ngoại tệ hoặc VND. 

Foreigners transfer money out of Vietnam

4. Mua USB Token 

USB Token (thường gọi là Chữ Ký Số) là thiết bị có hình dạng như một chiếc USB, chứa chứng thư số và khóa bí mật của doanh nghiệp, được cung cấp bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam đều cần mua ít nhất 01 USB Token. Thiết bị này được sử dụng để ký số các giao dịch thuế điện tử, hải quan điện tử, giao dịch qua ngân hàng, khai hải bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng online,… mà không cần mất thời gian đi lại, in ấn, đóng dấu.

Chữ ký số

Sau khi mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp như: New CA, Viettel, FPT, BKAV, CK, Vina, Newtel, … trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.

5. Đăng ký giao dịch thuế điện tử

Giao dịch thuế điện tử là việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế như đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế, và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử.
Doanh nghiệp mới thành lập cần đăng ký giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế, bằng cách truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử, ký điện tử và nộp hồ sơ. Chỉ sau khi được cơ quan thuế thông báo chấp nhận cấp tài khoản giao dịch điện tử, doanh nghiệp mới có thể thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế theo quy định.
Đăng ký giao dịch thuế điện tử - Nova Law

Sau khi hoàn thành việc thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với ngân hàng nơi mở tài khoản theo quy định của ngân hàng. Ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản gửi thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký nộp thuế điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký của người nộp thuế.

6. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Để sử dụng Hóa đơn GTGT điện tử (hay còn gọi là hóa đơn VAT), doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, hạn cuối bắt buộc công ty sử dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/07/2022. Các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín công ty có thể tham khảo bao gồm: Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT…

Hồ sơ phát hành hóa đơn bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Hóa đơn mẫu.

Lưu ý: Để thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử, công ty phải có:

  • Chữ ký số;
  • Phần mềm HTKK để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML;
  • Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm file word để nộp qua mạng.
Mẫu hóa đơn điện tử
Mẫu hóa đơn điện tử

7. Nộp tờ khai lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là một khoản nộp ngân sách bắt buộc của doanh nghiệp. Mức đóng lệ phí môn bài hiện nay được quy định như sau:

TTCăn cứ thuMức đóngBậcMã tiểu mục
1Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng03 triệu đồng/nămBậc 12862
2Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống02 triệu đồng/nămBậc 22863
3Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác01 triệu đồng/nămBậc 32864

Lưu ý: công ty mới thành lập được miễn lệ phí môn bài cho năm hoạt động đầu tiên.

Tờ khai lệ phí môn bài có thể nộp online Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Hạn chót nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài là trước ngày 30/01 năm sau năm thành lập.

8. Tuân thủ nghĩa vụ thuế

Trong hầu hết các trường hợp, công ty mới thành lập có nghĩa vụ phải kê khai thuế, kể cả chưa phát sinh hoạt động kinh doanh. Chậm nộp tờ khai thuế sẽ dẫn đến việc bị xử phạt.

Có. Tất cả các công ty hoạt động tại Việt Nam phải tổ chức bộ máy kế toán (theo điều 49.1 luật kế toán 2015). Một công ty có 2 lựa chọn để tổ chức bộ máy kế toán:

  • Phương án 1: Xây dựng bộ máy kế toán nội bộ: phù hợp cho những doanh nghiệp lớn, có quy mô kinh doanh và sản xuất lớn. Kế toán sẽ có mặt thường xuyên tại doanh nghiệp đảm bảo tính liên tục trong quá trình quản lý và vận hành.
  • Phương án 2: Thuê dịch vụ kế toán bên ngoài: phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có ít giao dịch phát sinh, giúp tiết kiệm chi phí duy trì bộ máy kế toán.

Ngoài ra, các Công ty phải bố trí kế toán trưởng. Trừ trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ (sử dụng dưới 10 lao động, doanh thu không quá 10 tỷ/năm, và tổng nguồn vốn dưới 3 tỷ) thì được bố trí người phụ trách kế toán.
Công ty không có kế toán sẽ bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.

Khai thuế là việc người nộp thuế lập và nộp cho cơ quan quản lý thuế các tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp thông thường, các loại báo cáo thuế phải lập bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân (nếu có), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu (nếu có), thuế nhà thầu (nếu có), báo cáo quyết toán cuối năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài khi mới thành lập, khi mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc khi có thay đổi về vốn. 

9. Đăng ký giấy phép con

Ngoài ra, nếu công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, trước khi tiến hành kinh doanh, công ty cần xin cấp các giấy phép, chứng chỉ cần thiết với cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Doanh nghiệp cần tư vấn với luật sư trước để kiểm tra các điều kiện kinh doanh cần đáp ứng đối với từng hoạt động kinh doanh cụ thể của mình.

Conus

10. Tham gia bảo hiểm cho người lao động 

Đối với chế độ bảo hiểm cho người lao động: Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động, công ty phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động, chi tiết hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020);
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020)Mẫu thẻ bảo hiểm y tế điện tử

11. Nộp các loại báo cáo định kỳ

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần phải nộp các loại báo cáo định kỳ như: Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư, Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài, vv. Vi phạm nghĩa vụ báo cáo như không nộp, nộp chậm, kê khai sai thông tin có thể dẫn đến việc bị xử phạt. Công ty cần lưu ý để nộp các báo cáo chính xác và đúng hạn

Đọc thêm: Tổng hợp các loại báo cáo định kỳ của công ty vốn nước ngoài

Kết Luận

Nova Law hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các doanh nghiệp mới thành lập kiến thức tổng quan về các nghĩa vụ mà một doanh nghiệp sau khi thành lập cần tuân thủ. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến các nghĩa vụ nêu trên, vui lòng liên hệ Nova Law.

Keep LearningView all Posts

Leave A Reply

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
error: Content is protected!!